8 loại thực phẩm giảm ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày khi mang thai

Date:

Share post:

Có một số loại thực phẩm đã được chứng minh là hữu ích và giúp giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày hay ợ nóng, ợ chua ở thai phụ:

1. Sữa

Sữa đã được chứng minh là giúp giảm bớt sự khó chịu do chứng ợ nóng gây ra. Sữa là một chế phẩm có tính kiềm nên giúp tạo ra một hàng rào mỏng bao quanh dạ dày và có thể làm giảm kích ứng. Lý tưởng nhất là sữa tách kem hoặc bán tách kem vì nguồn sữa giàu chất béo có thể khiến chứng ợ nóng trở nên trầm trọng hơn.

BS. Đào Thị Yến Thủy – Trung tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh: Nhu cầu canxi mỗi ngày cho một người lớn theo dinh dưỡng khuyến cáo là 500mg canxi/người/ngày, vì nếu chỉ ăn các loại thực phẩm khác thì khó mà đạt được số lượng canxi cần thiết. Đặc biệt phụ nữ có thai và cho con bú nhu cầu canxi tăng rất cao (1.000 – 1.200mg canxi/ngày).

Trong khi đó, 100ml sữa cung cấp 120mg canxi. Do đó, sữa là một nguồn canxi tuyệt vời nên được đưa vào chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho xương của bà bầu. Bạn có thể thêm sữa vào ngũ cốc, dùng sữa làm nguyên liệu nấu ăn hoặc dùng sữa làm chất lỏng chính cho sinh tố hoặc đồ uống nóng. Bà bầu cũng có thể pha một thìa mật ong vào một ly sữa ấm uống để trung hòa axit trong dạ dày.

9 loại thực phẩm giảm ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày khi mang thai - Ảnh 2.

Trà thảo mộc tốt cho thai phụ bị trào ngược dạ dày.

Các loại trà thảo mộc như gừng, thì là và bạc hà là những biện pháp khắc phục chứng ợ nóng vì các thảo mộc rất hữu ích trong việc giảm độ axit. Do đó, thai phụ có thể uống trà thảo mộc giữa các bữa ăn như một nguồn cung cấp nước tốt có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua.

3. Thực phẩm lên men

Probiotic có lợi cho quá trình tiêu hóa và hệ vi sinh vật đường ruột, đồng thời thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa có thể giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động bình thường. Những thứ này có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề như khó tiêu và ợ nóng, ợ chua trong một số trường hợp. Có thể sử dụng 1-2 phần những thực phẩm chứa probiotic trong chế độ ăn uống của thai phụ mỗi ngày.

Men vi sinh và kết cấu nhẹ nhàng làm cho sữa chua trở thành một lựa chọn tuyệt vời để giảm thiểu chứng ợ nóng, ợ chua. Giống như sữa, sữa chua có vai trò giúp giảm kích ứng do ợ nóng. Nó là một nguồn probiotic và kiềm có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày.

Sữa chua là một nguồn cung cấp canxi và protein tốt khác nên có thể giúp đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng của bạn. Chọn sữa chua nguyên chất và ít chất béo là lựa chọn tốt nhất để giảm chứng ợ nóng. Vì vậy hãy thử thêm sữa chua vào bữa ăn nhẹ hoặc dùng nó như một món ăn trong bữa ăn để giúp giảm nguy cơ ợ chua.

4. Chuối

Chuối có hàm lượng axit thấp hơn hầu hết các loại trái cây. Chuối có đặc tính viêm và có thể làm giảm đầy hơi trong ruột. Hàm lượng chất xơ của nó đảm bảo chuyển động trong ruột diễn ra suôn sẻ. Do đó, chuối là lựa chọn tốt để đảm bảo mỗi ngày và đáp ứng các yêu cầu về chất xơ mà không gây ra các triệu chứng ợ nóng, ợ chua. Chuối có thể được thêm vào sữa chua như một món ăn nhẹ, hoặc thêm vào ngũ cốc

5. Nước ép nha đam và bạc hà

9 loại thực phẩm giảm ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày khi mang thai - Ảnh 4.

Nước ép nha đam phù hợp với phụ nữ mang thai.

Nước ép nha đam có thể làm dịu niêm mạc dạ dày, cải thiện triệu chứng ợ nóng nhờ vào các hoạt chất chống viêm, các hoạt chất này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do. Bạc hà có thể giúp giảm trào ngược nên rất phù hợp cho phụ nữ mang thai. Đây là một giải pháp tốt cho những người thường xuyên bị ợ chua. Bạc hà giúp giảm lượng acid trong dạ dày và cải thiện tiêu hóa. Nó có tác dụng làm mát giúp giảm đau và rát do trào ngược acid.

6. Ngũ cốc nguyên cám

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, mì ống nâu, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt và yến mạch đều có nhiều chất xơ. Trong một số trường hợp, chất xơ có thể giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn qua dạ dày, giúp thức ăn không bị ứ đọng trong dạ dày lâu hơn mức cần thiết, hạn chế lượng axit sinh ra. Do đó, điều này có thể làm giảm khả năng trào ngược axit.

Để kết hợp ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống, bà bầu có thể thay thế bánh mì trắng bằng bánh mì nâu hoặc lúa mạch đen vào bữa trưa. Tương tự, có thể làm bữa sáng có chứa yến mạch như cháo hoặc thanh bánh quy ăn sáng.

7. Dứa hoặc đu đủ

Đối với một số phụ nữ, các enzym tiêu hóa trong dứa và đu đủ giúp giảm bớt các triệu chứng ợ nóng, ợ chua. Ăn những loại trái cây này sau bữa ăn có thể hỗ trợ tiêu hóa và giảm khả năng bị ợ nóng. Ăn đu đủ có thể giữ cho bà bầu an toàn khỏi axit vì nó có chứa enzyme papain, giúp cải thiện tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ của nó cũng giúp loại bỏ độc tố trong dạ dày.

Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý không ăn quá nhiều, nên ăn chừng mực nhất là quả dứa vì theo BS. Đoàn Xuân Quảng (Khoa Sản bệnh – Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng) nếu ăn quá nhiều, ngoài đau rát miệng có thể làm tăng đường huyết quá mức.  Nếu thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra tình trạng tăng đường huyết, rối loạn đường huyết..,

8. Gừng

Gừng là một phương thuốc tốt cho chứng đau dạ dày, giảm đầy hơi vì vậy, gừng rất tốt để chống lại chứng ợ nóng. Trong số nhiều lợi ích của gừng, nó có thể làm giảm viêm và ngăn axit dạ dày di chuyển lên thực quản. Điều này có thể là do các hợp chất phenolic trong gừng có thể làm dịu kích ứng dạ dày. Phenol cũng được biết là có tác dụng làm giảm co thắt dạ dày có thể cho phép axit từ dạ dày trào lên thực quản.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Những sai lầm kinh điển về dinh dưỡng cha mẹ hay mắc phải -SKĐS

 

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Bài Viết Liên Quan

    6 lối sống giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật

    Theo Tổ chức Y tế thế giới, lối sống lành mạnh là cách sống hướng đến mục tiêu...

    Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường

    'Tiêu' nghĩa là tiêu hao (đái nhiều - tiêu hao nước, giảm thể trọng - tiêu hao thịt)....

    9 động tác thực hiện tại nhà giúp giảm ù tai

    Ù tai là tình trạng xuất hiện âm thanh liên tục trong tai, có thể là âm thanh...

    Nấm linh chi, tốt cho sức khỏe nhưng ai không nên dùng nhiều?

    1. Đặc điểm của cây nấm linh chi Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của...