Món ăn bài thuốc từ đỗ trọng bổ can thận, mạnh gân cốt

Date:

Share post:

1. Đặc điểm của đỗ trọng

Đỗ trọng tên khoa học Eucommia ulmoides Oliv, thuộc họ Đỗ trọng Eucommiaceae, được trồng ở Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Quý Châu…) và ở Liên Xô cũ (miền Nam).

Đỗ trọng (Cortex Eucommiae) là vỏ phơi hay sấy khô của cây đỗ trọng. Vào mùa hạ, bóc vỏ ở những cây có đường kính to, ép cho phẳng, xếp thành đống, chờ 6-7 ngày cho đổ mồ hôi, mặt trong có màu đen nâu bấy giờ mới đem phơi khô. Vị thuốc: Vỏ mỏng, mặt ngoài màu xám, mặt trong đen nâu nhạt, khi bẻ có các sợi trắng như tơ giống như mành mành.

Đỗ trọng – bổ can thận, mạnh gân cốt - Ảnh 2.

Vị thuốc đỗ trọng.

2. Một số món ăn bài thuốc từ đỗ trọng

Theo TS. Nguyễn Đức Quang – Nguyên Chủ nhiệm khoa Nghiên cứu thực nghiệm Viện Y học, một số món ăn bài thuốc dưới đây tốt cho người có vấn đề xương khớp.

Dùng cho bệnh nhân đau lưng, đau thần kinh tọa: Đỗ trọng 16 – 20g, cật lợn 1 đôi.

Đỗ trọng nấu lấy nước bỏ bã, thêm bột gạo, dấm, dầu ăn, mắm, đường, gia vị chế thành nước canh để sẵn. Cật lợn bóc bỏ màng làm sạch thái lát. Xào cật lợn, gừng, hành, tỏi và gia vị đến chín, vặn nhỏ lửa đổ tiếp nước canh đỗ trọng và chút dấm vào thành bên của chảo xuống cho đến lúc sôi lại lăn tăn, đảo nhẹ cật lợn vài lần là được.

Đỗ trọng – bổ can thận, mạnh gân cốt - Ảnh 4.

Kỷ tử phối hợp với đỗ trọng, xương sống lợn, đường phèn hỗ trợ điều trị đau lưng.

– Dùng cho các trường hợp đau lưng mỏi gối, run mỏi hai chân: Đỗ trọng 15g, kỷ tử 30g, xương sống lợn 100g, đường phèn lượng thích hợp.

Đỗ trọng và kỷ tử nấu lấy nước bỏ bã. Đem nước thuốc với xương sống lợn ninh (lúc đầu đun sôi to lửa, sau nhỏ lửa) đến khi xương tủy nhừ, lấy bỏ xương, cho đường phèn khuấy đều thành dạng canh súp, ăn khi đói. Sáng chiều mỗi lần 1 bát con. Liên tục đợt 10 ngày.

– Dùng cho thai phụ đau lưng động thai, có tác dụng bổ thận an thai: Gạo nếp 100g, đại táo 10 trái, đỗ trọng 16g. Đại táo và đỗ trọng nấu lấy nước, bỏ bã; sau đó cho gạo nếp vào nấu thành cháo, ăn sáng chiều khi đói (ngày 2 lần).

– Bồi bổ cơ thể: Thịt lợn nạc 120g; đỗ trọng 16g, hồ đào nhục 12g. Thịt lợn rửa sạch, thái lát; cho đỗ trọng, hồ đào nhục và nước, nấu chín nhừ, thêm gia vị vừa ăn.

Dùng cho các trường hợp thận hư, đau lưng mỏi gối, cơ thể gầy sút suy nhược, đau đầu hoa mắt chóng mặt, liệt dương di tinh, người cao tuổi thận hư, táo bón, tiểu khó di niệu.

– Kiêng kỵ: Người âm hư nội nhiệt không được dùng hoặc dùng cần có sự phối ngũ cho phù hợp.

ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết: Đỗ trọng là một vị thuốc quý, chủ mạnh về gân xương, đặc biệt là ở vùng thắt lưng, tính ít độc nên mọi người dùng được thuận tiện, dễ dàng. Tuy nhiên, cần điều trị bởi bác sĩ y học cổ truyền đúng bài bản và theo thể bệnh của mỗi người bệnh mới nhanh khỏi và đạt hiệu quả cao.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Uống rượu bia sau bao lâu cơ thể mới hết nồng độ cồn?

 

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Bài Viết Liên Quan

    6 lối sống giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật

    Theo Tổ chức Y tế thế giới, lối sống lành mạnh là cách sống hướng đến mục tiêu...

    Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường

    'Tiêu' nghĩa là tiêu hao (đái nhiều - tiêu hao nước, giảm thể trọng - tiêu hao thịt)....

    9 động tác thực hiện tại nhà giúp giảm ù tai

    Ù tai là tình trạng xuất hiện âm thanh liên tục trong tai, có thể là âm thanh...

    Nấm linh chi, tốt cho sức khỏe nhưng ai không nên dùng nhiều?

    1. Đặc điểm của cây nấm linh chi Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của...
    Chat Messenger Chat Zalo