Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sức khỏe sinh sản

Date:

Share post:

Những vi chất ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Theo ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên cán bộ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đối với phụ nữ dinh dưỡng có thể giúp tăng chất lượng của trứng, kích thích trứng rụng, tăng khả năng trứng làm tổ, duy trì nồng độ hormone sinh dục nữ, tránh nguy cơ sảy thai.

Một chế độ ăn cân bằng sẽ giúp cho phụ nữ có cân nặng lý tưởng có chỉ số BMI từ 19 – 24 thì khả năng sinh sản tốt hơn vì hormon estrogen được sản sinh ra từ buồng trứng và tế bào mỡ. Hormon này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng. Nếu phụ nữ quá gầy việc sản sinh ra estrogen bị thiếu hụt, còn phụ nữ quá béo lại sản sinh quá nhiều hormon này. Sự thiếu hụt hoặc quá thừa hormon đều ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Ngoài ra, nhiều chất dinh dưỡng khác cũng ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết và cải thiện chất lượng của trứng. Vậy những chất dinh dưỡng nào có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ?

Kẽm

Ở nữ giới kẽm có tác dụng thúc đẩy sự rụng trứng và khả năng thụ thai, hỗ trợ sản xuất hormon sinh dục. Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm: Hàu, sò, thịt bò, cừu, gà, lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua… trong đó nhiều nhất là hàu.

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sức khỏe sinh sản - Ảnh 2.

Một chế độ ăn cân bằng sẽ giúp cho phụ nữ có cân nặng lý tưởng có chỉ số BMI từ 19 – 24 thì khả năng sinh sản tốt hơn vì hormon estrogen được sản sinh ra từ buồng trứng và tế bào mỡ.

Acid béo omega 3

Đóng vai trò quan trọng giúp kích thích các hormon trong cơ thể. Các acid béo omega-3 giúp loại bỏ u xơ tử cung cũng như ngăn ngừa ung thư tử cung. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất béo omega 3 thúc đẩy rụng trứng. DHA từ cá béo có thể làm tăng progesterone – một trong những hormon quan trọng nhất mà phụ nữ cần để duy trì sức khỏe thai nhi sau khi thụ thai. Acid béo omega-3 giúp lưu thông máu tốt hơn. Các acid béo thiết yếu như palmitoleic, linoleic, oleic và palmitic giúp giảm tình trạng khô âm đạo. Hơn thế nữa, acid béo từ thực vật còn làm giảm tình trạng bị chuột rút và đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt.

Để tăng khả năng thụ thai, bạn nên đảm bảo cung cấp khoảng 1.000 – 2.000 mg acid béo omega 3 trong chế độ dinh dưỡng của mình. Không những vậy, khi bổ sung đủ lượng omega 3 cần thiết trước khi mang thai sẽ giúp bé phát triển vượt trội cả trong và sau thai kỳ.

Acid béo omega-3 bao gồm 3 dạng: DHA (axit docosahexaenoic), ALA (axit alpha-linolenic) và EPA (axit eicosapentaenoic). Chúng có trong các loại thực phẩm sau: Cá nước lạnh (cá hồi tự nhiên, cá mòi, cá trích…); các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu hạt cải, hướng dương, dầu oliu…, quả óc chó, hạnh nhân, lạc vừng…; các sản phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành)…

Protein

Chế độ ăn đủ protein sẽ giúp nâng cao chất lượng trứng. Lòng trắng trứng, thịt gia cầm, cá và các loại đậu là những nguồn protein chất lượng cao bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày của gia đình.

Acid folic

Trong danh sách “ăn gì để dễ thụ thai” không thể thiếu các loại thực phẩm có chứa acid folic. Trong thời gian trước khi có ý định mang thai người vợ cần phải tiêu thụ 400 microgam acid folic mỗi ngày. Bổ sung đều đặn vi chất này trước 3 tháng thụ thai sẽ đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của hệ thần kinh cho bé, tránh dị tật nứt đốt sống và thai vô sọ.

Nguồn thực phẩm giàu axit folic: Trái cây họ cam quýt, ngũ cốc nguyên hạt và rau lá xanh như cải bó xôi, súp – lơ xanh, rau diếp, xà lách…

Vitamin B6

Vitamin B6 có nhiều trong các loại thực phẩm như hạt hạnh nhân, hạt hướng dương và trong các loại trái cây quen thuộc miền nhiệt đới như cam và dâu tây, chuối…

Vitamin E

Là một trong những vitamin quan trọng nhất cho hoạt động của cơ thể, vitamin E cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản. Một chế độ ăn nghèo vitamin E có thể dẫn đến vô sinh, hơn nữa đây còn là thành phần chủ chốt giúp cải thiện chức năng và sức khỏe của tế bào. Vitamin E cũng là hợp chất thiết yếu được tìm thấy trong trứng. Ngoài việc bảo vệ màng tế bào chống lại tác hại của các gốc tự do, vitamin E cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa hiệu quả giúp cải thiện chức năng miễn dịch. Ngoài ra, vitamin E còn góp phần cải thiện khả năng tình dục, giúp noãn (trứng) phát triển tốt hơn.

Một chế độ ăn cân bằng sẽ giúp cho phụ nữ có cân nặng lý tưởng có chỉ số BMI từ 19 – 24 thì khả năng sinh sản tốt hơn vì hormone estrogen được sản sinh ra từ buồng trứng và tế bào mỡ…

Các loại thực phẩm giàu vitamin E: Mầm các loại hạt ngũ cốc, giá sống, một số loại rau, trong các hạt nhiều dầu như dầu mè, đậu phộng, đậu nành, hạt hướng dương, quả bơ…

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sức khỏe sinh sản - Ảnh 3.

Bổ sung đều đặn vi chất này trước 3 tháng thụ thai sẽ đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của hệ thần kinh cho bé, tránh dị tật nứt đốt sống và thai vô sọ.

Vitamin C

Một trong những vitamin phổ biến nhất có liên quan đến khả năng sinh sản là vitamin C. Vai trò của vitamin C giúp tăng cường tổng hợp hormon progesterone (một loại hormon giới tính giúp duy trì thai). Progesterone giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, củng cố thành tử cung, và giải tỏa căng thẳng lo âu. Progestone thường được chỉ định cho các trường hợp khó thụ thai hoặc khó giữ thai. Các nguồn vitamin C tự nhiên tốt cho cơ thể bao gồm các trái cây thuộc họ cam quýt, bông cải xanh, và ớt chuông xanh.

Các vitamin nhóm B

Cũng đã được chứng minh là làm tăng hàm lượng progesterone, và có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nguồn thực phẩm giàu vitamin nhóm B là ngũ cốc, đậu đỗ, thịt, cá…

Magie

Người phụ nữ nào bị thiếu hụt magie trong cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc thụ thai. Bởi magie đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt sản sinh các hormon sinh sản. Muốn bổ sung magie, bạn có thể lựa chọn việc ăn dứa, chuối mỗi ngày và các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Những thực phẩm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Uống nhiều rượu, bia và các sử dụng các chất kích thích có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nữ phụ nữ và đàn ông. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thành phần ethanol có trong rượu chính là nguyên nhân làm tăng mức độ catecholamine của cơ thể làm co thắt mạch máu, teo tinh hoàn dẫn đến khả năng sản sinh tinh trùng của tinh hoàn bị suy giảm. Chức năng sinh tinh thay đổi sẽ khiến cho lượng testosterone và các nội tiết tố nam khác bị thiếu hụt ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở nam giới.

Phụ nữ uống nhiều rượu sẽ dẫn đến vô sinh, kinh nguyệt không đều gây nên những rối loạn về trứng hoặc ngừng sự rụng trứng ở nữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu 1 người phụ nữ uống ít hơn 5 đơn vị rượu bia trong 1 tuần, khả năng thụ thai cao gấp 2 lần so với những phụ nữ sử dụng nhiều hơn 5 đơn vị rượu bia mỗi tuần. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng sẽ gây vô sinh ở nam và nữ.

Các loại thực phẩm chứa cafein như trà, cà phê, đồ uống có ga… đều ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm khả năng sinh sản ở cả hai giới. Các nhà khoa học tại Mỹ đã thực hiện nghiên cứu trên 104 phụ nữ và đưa ra kết luận rằng cà phê có tác động trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ, những người phụ nữ uống hơn 1 tách cà phê mỗi ngày thì khả năng mang thai giảm đi một nửa so với những phụ nữ không uống cà phê. Riêng nam giới sẽ sẽ giảm ham muốn tình dục, cảm giác bồn chồn nếu dùng liều lượng cao.

Những thực phẩm được chế biến sẵn như bánh kẹo, đồ hộp, xúc xích…đều có chứa hàm lượng lớn các chất béo bão hòa, bột ngọt, chất tạo ngọt, chất bảo quản gây hại cho sức khỏe và tác động đến các hóc môn giới tính trong cơ thể, làm rối loạn nội tiết và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Hạn chế dùng các thực phẩm chế biến sẵn ở mức 150g mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và khả năng sinh sản.

Các loại thức ăn nhanh như bánh mì, khoai tây chiên, hamburger, gà rán…có chứa hàm lượng chất béo không hòa tan khá cao và có nhiều gia vị, phụ gia thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Những thực phẩm này còn làm tăng cholesterol xấu trong máu gây ảnh hưởng đến chất lượng của trứng và tinh trùng làm giảm khả năng thụ thai, yếu tinh trùng. Vì vậy không nên sử dụng đồ ăn nhanh quá 4 lần/tuần để tránh gây vô sinh ở nữ giới và nam giới.

Các bác sĩ chuyên khoa sản và dinh dưỡng khuyến cáo các cặp vợ chồng hãy thực hiện lối sống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tăng cường tập thể dục, không lạm dụng các chất kích thích, đảm bảo môi trường sống trong lành và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Các nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡngCác nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng

SKĐS – Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Nữ Bác Sĩ Đầu Tiên Của Việt Nam | SKĐS

 

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Bài Viết Liên Quan

    6 lối sống giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật

    Theo Tổ chức Y tế thế giới, lối sống lành mạnh là cách sống hướng đến mục tiêu...

    Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường

    'Tiêu' nghĩa là tiêu hao (đái nhiều - tiêu hao nước, giảm thể trọng - tiêu hao thịt)....

    9 động tác thực hiện tại nhà giúp giảm ù tai

    Ù tai là tình trạng xuất hiện âm thanh liên tục trong tai, có thể là âm thanh...

    Nấm linh chi, tốt cho sức khỏe nhưng ai không nên dùng nhiều?

    1. Đặc điểm của cây nấm linh chi Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của...