Những loại đồ uống người bệnh gout nên và không nên dùng

Date:

Share post:

Bệnh gout (là một loại viêm khớp), được đặc trưng bởi các cơn đau đột ngột, nghiêm trọng, sưng, đỏ… Đau ở một hoặc nhiều khớp, thường gặp nhất là ở ngón chân cái.

Bệnh gây ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin, làm tăng axit uric trong máu, tạo thành các tinh thể sắc nhọn hình kim trong khớp hoặc mô xung quanh có thể gây đau, viêm và sưng tấy.

Cơ thể tạo ra axit uric khi nó phân hủy purin (chất được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể). Purin cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, bao gồm thịt đỏ và thịt nội tạng, chẳng hạn như gan. Hải sản giàu purine bao gồm cá cơm, cá mòi, trai, sò điệp, cá hồi và cá ngừ, một số loại đồ uống…

photo-1677344127648

Các triệu chứng viêm khớp có thể trở nên tồi tệ hơn do uống nhiều đồ uống chứa purine.

Nồng độ axit uric cũng có thể tăng lên sau khi ăn quá nhiều thực phẩm giàu purine này hoặc dùng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, aspirin và niacin…

Thông thường, axit uric hòa tan trong máu, đi qua thận vào nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận bài tiết quá ít axit uric… làm cho axit uric có thể tích tụ, tạo thành các tinh thể urat sắc nhọn giống như kim trong khớp hoặc mô xung quanh gây đau, viêm và sưng.

Đồ uống có cồn, đặc biệt là bia và đồ uống có đường fructose, làm tăng nồng độ axit uric cao hơn. Bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh gout, nên tránh đồ uống có hàm lượng purine cao.

 

Bệnh gout không được điều trị có thể gây các biến chứng, bao gồm:

2. Một số đồ uống người bệnh gout không nên uống

2.1 Rượu và bia

Purine thường được tìm thấy trong rượu, nhưng không phải tất cả đồ uống có cồn đều chứa một lượng purin như nhau. Vào năm 2012, một nghiên cứu đánh giá nguy cơ mắc bệnh gout liên quan đến các loại đồ uống có cồn khác nhau, đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các cơn bùng phát gout với lượng bia hoặc rượu mạnh.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng, rượu mạnh có hàm lượng purine thấp hơn trong khi bia có lượng purin cao nhất. Tuy nhiên, cả hai loại này đều đã được chứng minh làm tăng đáng kể nồng độ axit uric trong máu.

photo-1677344129951

Bia chứa hàm lượng purine cao hơn so với các loại đồ uống có cồn khác.

2.2 Đồ uống chứa đường fructose

Một thủ phạm phổ biến khác góp phần trong sự phát triển của bệnh gout là đường fructose, được gan hấp thụ và khiến nồng độ axit uric tăng nhanh.

Một loạt các thí nghiệm liên quan đến việc sử dụng fructose qua đường uống và tiêm tĩnh mạch đã quan sát thấy sự gia tăng mạnh của axit uric.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy, những người uống hai hoặc nhiều đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn 85%, so với những người uống ít hơn một ly mỗi tháng.

Nguy cơ này cũng phổ biến hơn với nước trái cây có đường. Do đó, đối với người mắc bệnh gout, không nên uống một số loại nước ép tự nhiên.

3. Người bệnh gout nên uống gì?

Người bệnh gout nên uống cà phê với sữa ít béo hoặc tách kem không đường để ngăn ngừa các cơn đau do gout.

Nước chanh có thể giúp giảm đau do hàm lượng vitamin C cao, giúp trung hòa axit uric trong cơ thể.

Các loại đồ uống khác như nước ép anh đào, có thể mang lại tác dụng tương tự và bảo vệ chống lại sự phát triển của bệnh gout.

Mời bạn xem thêm video:

Dấu hiệu nhận biết ung thư xương – SKĐS

 

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Bài Viết Liên Quan

    6 lối sống giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật

    Theo Tổ chức Y tế thế giới, lối sống lành mạnh là cách sống hướng đến mục tiêu...

    Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường

    'Tiêu' nghĩa là tiêu hao (đái nhiều - tiêu hao nước, giảm thể trọng - tiêu hao thịt)....

    9 động tác thực hiện tại nhà giúp giảm ù tai

    Ù tai là tình trạng xuất hiện âm thanh liên tục trong tai, có thể là âm thanh...

    Nấm linh chi, tốt cho sức khỏe nhưng ai không nên dùng nhiều?

    1. Đặc điểm của cây nấm linh chi Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của...
    Chat Messenger Chat Zalo